HỌC CÁCH NGƯỜI NHẬT DẠY CON TRẺ NHỮNG KĨ NĂNG MỀM

Kỹ năng mềm là một kỹ năng giúp chúng ta có thể tự tin hơn khi giao tiếp, giúp ta có thể giải quyết các vấn đề nhanh chóng bằng chính kiến thức của mình hay có thể học hỏi thông qua thầy cô, bố mẹ. Kỹ năng mềm quyết định 75% sự thành công trong cuộc sống của bạn. Vì thế, nó là một điều thiết yếu trong cuộc sống của mỗi người. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em dưới 5 tuổi có khả năng học hỏi, phát huy tối đa các kiềm năng của mình nếu được định hướng đúng đắn. Chính vì vậy, việc dạy cho con trẻ những kỹ năng mềm vào lúc này là điều hết sức quan trọng.

  1. Tầm quan trọng của việc dạy con kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc phát triển và hình thành tính cách của bé trong quá trình trưởng thành. Dạy con trẻ những kỹ năng ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ học cách hoà nhập tốt và khẳng định được mình trong tập thể. Rèn luyện kỹ năng sống còn giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và có khả năng giải quyết những vấn đề mà mình gặp phải. Kỹ năng mềm còn giúp con có thể định hướng, rèn luyện vươn tới những điều mà con mơ ước.

  1. Con trẻ nên bắt đầu học kỹ năng mềm từ khi nào?

Kể từ khi sinh ra, con người đã hình thành trong mình các kỹ năng sống để hoà nhập với môi trường xung quanh. Khi bắt đầu bập bẹ biết nói, bố mẹ dạy ta những lời chào hỏi, dạ thưa,.. đó là chính là kỹ năng giao tiếp mà con trẻ được tiếp nhận.

Advertisement

Lớn lên chút nữa, khi vào trường mẫu giáo, tiểu học trẻ dược rèn luyện các kỹ năng để ứng phó với thực tế. Đây là thời điểm cần thiết bố mẹ nên dạy con những kỹ năng rèn luyện và phát triển thể chất, tự nhận thức bản thân, để hoàn thiện tính cách,… Nếu không có sự trang bị tốt về kỹ năng sống cho trẻ hay có sự định hướng không đúng đắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các em.

  1. Người Nhật dạy con như thế nào?

Nhật Bản luôn được biết đến là một đất nước có lối sống chăm chỉ, thông minh và đầy sáng tạo. Và để hình thành nên lối sống ấy trong xã hội, thì mọi cá nhân đều được rèn luyện từ nhỏ. Người Nhật luôn có những phương pháp dạy con tư duy, tiến bộ. Chính vì thế trẻ con Nhật Bản được đánh giá là rất kỷ luật và có tính tự lập cao.

  • Kỹ năng sống đầu tiên mà người Nhật dạy con mình chính là trải nghiệm cùng thiên nhiên để thích ứng với môi trường và học hỏi từ thế giới tự nhiên. Ở Nhật, trẻ em mới 2 – 3 tháng tuổi đã được bố mẹ bế đi dạo trong khí trời nóng bức, hay trong trời mưa nhẹ với cái đầu trần. Với cách dạy này, họ muốn con mình có thể tiếp xúc và làm quen được với môi trường thiên nhiên ngay từ nhỏ từ đó có thể tăng sức đề kháng tốt nhất cho con.
  • Trẻ con Nhật vốn dĩ có tính tự lập rất cao vì chúng được rèn luyện ngay từ nhỏ. Khi trẻ gặp xung đột với bạn bè đồng trang lứa, bố mẹ Nhật sẽ không can thiệp vào mà để trẻ tự xử lý và giải quyết tình huống đó. Họ luôn khuyến khích con mình tự giải quyết các vấn đề riêng mà không cần can thiệp.
  • Bố mẹ Nhật luôn kiên nhẫn để lắng nghe và trò chuyện cùng con. Họ không bao giờ phản đối hay gay gắt với con khi chúng vừa nói ra quan điểm của mình. Thay vào đó, họ chọn cách lắng nghe con trẻ và mở rộng cách nhìn nhận để thừa nhận mong muốn và chủ kiến của con trước khi đưa ra ý kiến phản đối hoặc lời khuyên của mình cho con.
  • Kỹ năng tiếp theo mà người Nhật rất koi trọng đó là kỹ năng giao tiếp và giáo dục đạo đức trong gia đình vì đó là năng lực quan trọng giúp trẻ hòa đồng trong mối quan hệ với mọi người ở trường cũng như ngoài xã hội. Người Nhật quan niệm rằng : Trẻ con không cần quá thông minh, học giỏi mà điều quan trọng là phải có nhân cách tốt”. Ngoài ra, cha mẹ Nhật thường xuyên đọc sách cho con nghe ngay từ khi bé mới 0 tuổi. Những câu chuyện gần gũi, các bài học giàu tính nhân văn được lồng ghép khéo léo giúp bé hình thành nhân cách tốt: tình yêu gia đình, trung thực, bao dung, biết quan tâm chia sẻ, lễ phép…
  1. Những nguyên tắc cần biết khi dạy con
  • Không áp đặt con: Sự áp đặt sẽ khiến bé khi lớn lên không có tư duy sáng tạo, không tự do cá tính vì trẻ làm gì cũng sợ sai. Vì thế ngay từ nhỏ, caccs bậc phụ huynh không nên áp đặt rằng con mình phải làm thế này thế kia. Hãy để trẻ tự do thể hiện cá tính của bản thân.
  • Không giúp trẻ những việc mà con có thể tự làm được: Điều này sẽ giúp con kích thích tư duy tìm tòi, học hỏi và rèn luyện tính tự lập cao
  • Cho con biết tại sao chúng nên làm thế này: Để con nghe và làm theo những lời mình nói thì trước hết phụ huynh cần cho con biết tại sao chúng ta phải làm thế. Chẳng hạn từ những việc đơn giản như tại sao phải đi vệ sinh, phải đánh răng, phải đến trường,… Khi đã hiểu, trẻ sẽ tự ra quyết định, tự viết nội quy, tự giác làm và tự giám sát. Trẻ làm không phải vì sợ mà vì đó là điều đúng, cần thiết trong cuộc sống. Kết quả đạt được là tập cho trẻ kỹ năng tự đưa ra quyết định, kỹ năng tự nguyện, tự giác.
  • Làm gương cho con và để trẻ thực hiện những công việc phù hợp: Theo các chuyên gia tâm lý, cách giáo dục chính vẫn là việc bạn tự làm gương cho con. Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy khó khăn khi phải ngồi theo dõi con mình làm những công việc không đến nơi đến chốn, nên thường “chướng mắt’ mà làm giúp cho con. Tuy nhiên, việc luôn luôn thay thế trẻ xử lý những tình huống khó khăn sẽ chỉ làm chúng ngày càng dựa dẫm vào người khác.

Ở Nhật, bố mẹ luôn xem việc rèn luyện kĩ năng là vai trò của bố mẹ trước tiên sau đó mới đến nhà trường. Phụ huynh Việt Nam cũng nên rèn luyện cho con như vậy để mang lại những trải nghiệm kỹ năng sống tốt nhất cho bé.

Add a comment

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Keep Up to Date with the Most Important News

By pressing the Subscribe button, you confirm that you have read and are agreeing to our Privacy Policy and Terms of Use
Advertisement