Ky nang sinh vien 1

SINH VIÊN KHI ĐI THỰC TẬP CẦN CÓ NHỮNG KĨ NĂNG NÀO?

Xã hội ngày càng phát triển, mọi công việc luôn được áp dụng các kỹ năng để tiến hành một cách nhanh chóng và suôn sẻ. Và kỹ năng mềm được áp dụng trong mọi công việc, mọi hoàn cảnh kể cả đi thực tập. Nó cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc bạn có được nhà tuyển dụng nhận vào làm chính thức hay không. Vì thế, ngoài những kiến thức bạn đã học ở trường, bạn nên trang bị cho mình những kỹ năng nào khi đi thực tập? Hãy cùng Cuocsong.com.vn tìm hiểu nhé!

  1. Xác định mục tiêu, có tính linh hoạt và khả năng thích nghi

Bất kể bạn làm việc gì bạn đều phải đặt mục tiêu cho nó. Vì khi có mục tiêu bạn sẽ dễ dàng vạch ra những bước để thực hiện nó. Đây là một kỹ năng cơ bản mà sinh viên cần phải có. Bạn phải biết được bạn muốn gì thì mới có động lực để đạt được mong muốn đó.

Khác với môi trường ở đại học, công việc khi đi thực tập đòi hỏi bạn những áp lực nhất định, bạn phải có cho mình những kỹ năng linh hoạt, và thích nghi với môi trường để hoà nhập với mọi người. Tính linh hoạt là khả năng thích nghi để giải quyết công việc chúng ta gặp phải hàng ngày trong công việc lẫn đời sống riêng. Những người có kahr năng xác định vấn đề, nghiên cứu giải pháp và nahnh chóng tìm được cách giải quyết vấn đề sẽ được trọng dụng.

  1. Kĩ năng làm việc nhóm hiệu quả

Trong bất kể môi trường nào, đặc biệt là môi trường làm việc thì kỹ năng làm việc nhóm là một kỹ năng thực sự cần thiết. Khi đi thực tập, thái độ học hỏi và quan sát cho thấy khả năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm đến một mục đích cuối cùng. Trong những lần trực tiếp làm việc nhóm và thảo luận, hãy lắng nghe và đưa ra quan điểm, hiểu được sự thống nhất trong cách thức làm việc để đảm bảo tất cả mọi người đều có trách nhiệm với sản phẩm của cả nhóm.

  1. Kỹ năng giao tiếp

Giống như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp luôn cần trong mọi trường hợp. Thông qua giao tiếp, mọi người có thể đánh giá được kiến thức, tính cách của bạn. Ngược lại, bạn cũng có thể nắm bắt được diễn biến tâm lý của người đối diện và có thể dễ dàng thuyết phục, làm hài lòng họ hơn. Giao tiếp tốt chính là chìa khóa dẫn đến 85% thành công trong công việc.

  1. Kỹ năng đối mặt với căng thẳng

Khi đi học, bạn sẽ không phải quan tâm quá nhiều đến mọi người xung quanh, nhưng khi đi làm, bạn cần phải hoàn thành công việc một cách tốt nhất và đôi khi thời gian làm việc có thể trên 40 tiếng trong một tuần. Đôi khi thời gian làm việc quá nhiều sẽ khiến bạn bị áp lực và muốn dành thời gian nghỉ ngơi cho mình. Ngoài ra các áp lực thi cử, gia đình,.. cũng có thể dẫn đến việc bạn dễ bị căng thẳng. Đã gọi là thử thách áp lực thì sẽ có lúc không hề dễ dàng để thực hiện nó. Hãy cố gắng lấy lại phong độ và trở lại đường đua nhanh nhất có thể bởi căng thẳng về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất làm việc của bạn. Do đó biết cách thích nghi với sự căng thẳng sẽ giúp sinh viên có suy nghĩ tích cực dù khó khăn, dần biến sự căng thẳng thành một động lực tích cực.

  1. Biết học hỏi và chấp nhận lời phê bình

Khi mới tiếp xúc với môi trường làm việc mới ngoài xã hội, bạn sẽ không thể nào hoàn thành tốt 100% công việc của mình và đôi lúc sẽ có những lần sai phạm. Và việc bạn giữ được thái độ bình tĩnh, ứng xử phù hợp khi nhận được lời phê bình là vô cùng cần thiết, nó phản ánh thái độ cầu thị của một sinh viên. Dù việc tiếp nhận một ý kiến phê bình là rất khó nhưng hãy học cách tiếp thu vì đó là những lời chỉ bảo từ những người đi trước. Họ chỉ đang muốn bạn khắc phục và hoàn thiện bản thân mình hơn thôi.

  1. Tự tin và chủ động học hỏi

Chủ động là điều cần thiết nhất ở sinh viên khi đi thực tập. Chủ động làm quen, hoà nhập với mọi người, chủ động đề xuất làm việc,.. những điều này sẽ giúp cho sinh viên dễ dàng hoà nhập với mọi người hơn.

  1. Kỹ năng tìm kiếm tài liệu, thông tin

Ngoài những bài học trên trường, thì khi ra môi trường thực tế sẽ có rất nhiều thứ lạ lẫm đối với các bạn. Vì thể các bạn phải có kỹ năng tìm kiếm những tài liệu tham khảo, những bài học nghiên cứu để có thể tiếp cận được những thông tin chuyên sâu và chính xác nhất. Nếu bạn cần tìm tài liệu ở nước ngoài thì những trang như: Google Scholar; ResearchGate; Microsoft Academic Search; Social Science Research Network;… sẽ là cái tên phổ biến, giúp bạn truy cập các tài liệu học thuật của các chuyên gia trên khắp thế giới.

  1. Nói trước công chúng

Bạn nên hình thành cho mình kĩ năng trình bày ý tưởng trước mọi, nếu không bạn sẽ gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động của công ty. Rất nhiều sinh viên mới ra trường không được trang bị tốt kỹ năng nói trước công chúng. Vì thế họ không thể làm tốt việc giới thiệu công ty qua điện thoại hoặc khi mặt đối mặt với đối tác tại các sự kiện giao lưu, hội họp… Hãy nghĩ đến điều quan trọng nhất mà bạn muốn truyền tải đến người nghe và diễn đạt thành lời.

  1. Kỹ năng tự quản lý bản thân

Thông thường khi đi thực tập, sẽ có một người hướng dẫn cho bạn, thế nhưng không phải lúc nào họ cũng kề cạnh bên bạn để chỉ dẫn. Họ chỉ giao cho bạn một ít công việc rồi quay về làm việc của mình. Trong thời gian ấy, sẽ là lúc bạn chứng minh được kỹ năng tự quản lý bản thân. Vì thế, hãy cố gắng tự quản lý bản thân thật tốt để dù không có ai quan sát bạn vẫn đảm bảo công việc chạy kịp tiến độ được giao. Kỹ năng này rất được cấp trên đánh giá cao vì khi bạn hiểu rõ được bản thân, bạn sẽ phát huy điểm mạnh và hoàn thiện những gì bạn còn hạn chế, điều này sẽ giúp công việc hiệu quả hơn và đó chính là những gì mà cấp trên mong đợi.

  1. Kỹ năng tư duy phân tích

Việc thực hành khả năng tư duy phân tích thời gian là một nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của bạn trong tương lai. Kỹ năng này thực sự rất quan trọng bởi chắc chắn không một nhà tuyển dụng nào lại muốn tuyển một nhân viên lúc nào cũng chỉ biết làm theo người khác mà thực sự không biết mình đang làm gì và tại sao mình lại làm như vậy. Vì thế hãy cố gắng quen dần với nó và biến nó thành một thói quen bản năng.

Trên đây là những kĩ năng mềm mà Cuocsong.com.vn muốn chia sẻ cho các bạn sinh viên mới ra trường. Hãy hoàn thiện các kỹ năng này cho bản thân mình để dễ dàng đạt được thành công trong công việc thực tập và cả cho sau này.

Phan biet su khac nhau giua ky nang mem va ky nang cung1 Previous post BẠN CÓ BIẾT ĐÂU LÀ KĨ NĂNG MỀM, ĐÂU LÀ KĨ NĂNG CỨNG? HAI KĨ NĂNG NÀY QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?
kynangchotre Next post HỌC CÁCH NGƯỜI NHẬT DẠY CON TRẺ NHỮNG KĨ NĂNG MỀM